Tìm hiểu vi khuẩn E. coli là gì? Điều trị bệnh nhiễm khuẩn E. coli
Bạn đã từng nghe đến vi khuẩn E. coli hay chưa? E. coli là gì và tác hại của nó ra sao? Làm sao để loại bỏ E. coli khỏi nguồn nước vừa an toàn vừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe gia đình? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vi khuẩn đặc biệt này và biết cách để sở hữu nguồn nước sạch, tốt cho sức khỏe.
1. Vi khuẩn E. coli là gì?
Vi khuẩn E. coli hay Escherichia coli là một trực khuẩn gram âm, sống trong đường tiêu hóa của người và động vật. E. coli có nhiều chủng khác nhau, khả năng gây bệnh cũng có sự khác nhau giữa các chủng.
Hầu hết các chủng E.coli đều gây tiêu chảy tạm thời, thoáng qua. Đặc biệt, chủng E. coli O157:H7 có thể gây tiêu chảy nặng, đau bụng và kèm theo sốt.
2. Dấu hiệu của người nhiễm vi khuẩn E. coli
Vi khuẩn E. coli là một loại vi khuẩn trong nước, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên một số triệu chứng, phổ biến nhất là:
- Tiêu chảy đột ngột, đôi khi có máu trong phân.
- Đau bụng: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc quặn thắt.
- Nôn, buồn nôn.
- Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị mất nước.
- Sốt.
Khi nhiễm E. coli mức độ nặng, các triệu chứng sẽ nặng hơn, rõ rệt hơn:
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Lượng nước tiểu giảm.
- Da nhợt nhạt, xuất hiện các vết bầm lạ dù không có va chạm.
- Tiêu chảy liên tục khiến cơ thể mất nước, li bì, mệt mỏi.
Các triệu chứng gây ra bởi E. coli có sự khác nhau tùy theo mức độ nhiễm khuẩn và cơ địa của từng người. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên hoặc có thêm một số dấu hiệu khác, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn, giải đáp và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Tác hại của vi khuẩn E. coli
Bình thường, E. coli là một loại khuẩn gram âm chỉ cư trú trong đường ruột của cơ thể. Để biết tác hại của vi khuẩn E. coli là gì, trước tiên cần tìm hiểu một số vai trò nhất định của nó trong cơ thể người như:
- Tạo ra sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại khác.
- Kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là miễn dịch tại chỗ.
- Là loại vi khuẩn có khả năng tạo ra các chất có lợi cho cơ thể như vitamin K, biotin…
- Giúp chuyển hóa đường trong cơ thể.
Vi khuẩn Escherichia coli thường gây bệnh gì?
Khi các chủng vi khuẩn Escherichia coli có hại xâm nhập vào cơ thể, nó có thể gây nên:
- Ngộ độc thức ăn: Gây tiêu chảy, nôn ói, sốt. Trường hợp nặng nếu không bù dịch kịp thời khiến cơ thể mất nước, trụy mạch, gây suy thận, rối loạn tuần hoàn…
- Nhiễm khuẩn huyết: Đây là tác hại rất nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Sau khi xâm nhập vào đường ruột qua đường ăn uống, E. coli có thể gây ra các tổn thương tại ruột rồi tiếp tục vào máu. Sau đó, vi khuẩn này theo máu đến các cơ quan khác như tim, gan, thận, não…
- Nhiễm khuẩn đường tiểu: E. coli có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu khi nó xâm nhập vào máu để đến thận, bàng quang, tiết niệu… Ngoài ra, khi E. coli theo phân để đào thải ra ngoài thông qua hậu môn, nó có thể xâm nhập vào đường tiểu tại lỗ tiểu ngoài và đi ngược lên trên, gây nhiễm trùng đường tiểu.
- E. coli có thể gây viêm màng não và nhiều nhiễm khuẩn khác tại hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan nội tạng khác khi theo máu đi khắp cơ thể.
4. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn E. coli là gì?
Muốn tìm hiểu nguyên nhân gây nhiễm khuẩn E. coli là gì thì không nên bỏ qua nơi cư trú của loại vi khuẩn này. Bình thường, E. coli sống trong đường ruột của cơ thể người và động vật. Chúng theo phân để ra môi trường bên ngoài và trở thành tác nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm E. coli, nếu nắm được bạn có thể phần nào chủ động phòng tránh và hạn chế nhiễm khuẩn.
Xử lý thực phẩm không đúng cách
Thực phẩm: Vi khuẩn E. coli có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách, nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngộ độc thực phẩm là:
- Không rửa tay trước khi chế biết hoặc trước khi ăn là nguồn lây E. coli
- Đôi bàn tay không sạch, nhất là sau khi đi vệ sinh mà
- Dụng cụ nhà bếp, bát đũa không đảm bảo.
- Thức ăn bị hư hỏng, không được bảo quản đúng cách
- Ăn các sản phẩm thủy hải sản sống.
- Uống sữa chưa qua tiệt trùng.
- Thức ăn chưa nấu chín, ăn rau sống, uống các loại sữa chưa được tiệt trùng…
- Sử dụng thịt của các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh.
Thực phẩm là nguồn lây nhiễm E. coli phổ biến
Chế biến thức ăn
Trong lúc giết mổ gia cầm và các sản phẩm thịt tươi có thể nhiễm vi khuẩn từ ruột của động vật.
Nguồn nước ô nhiễm
Bên cạnh thực phẩm thì nước cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn E. coli phổ biến nhất hiện nay. Khi dùng các nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là các nguồn nước gần nơi sinh sống của gia súc, gia cầm, nguy cơ lây nhiễm E. coli rất cao. Ngoài ra, việc bơi lội trong các hồ nước bị ô nhiễm cũng khiến bạn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli.
Lây từ người sang người
E. coli có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc, nhất là với đôi tay chưa rửa sạch sau khi đi vệ sinh. Việc quan hệ đồng giới hay quan hệ không an toàn cũng có thể là nguyên nhân gây lây nhiễm loại vi khuẩn này.
Động vật
Động vật là một nguồn lây E. coli không thể bỏ qua, nhất các các loài như bò, dê, cừu. Bất cứ ai khi có chạm vào động vật hoặc làm việc trong môi trường có động vật phải thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng.
5. Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm Escherichia coli?
E. coli có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, do đó, để phòng ngừa lây nhiễm E. coli, bạn cần nắm được các nguồn lây kể trên và chủ động phòng tránh. Các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm E. coli phải kể đến như:
Độ tuổi
Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng do E. coli.
Hệ thống miễn dịch yếu
Người có sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch như những người bị mắc phải AIDS, ung thư, người sau đại phẫu thuật ghép tạng…
Nồng độ axit trong dạ dày thấp
Những người đang dùng thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày có nguy cơ cao mắc phải vi khuẩn E. coli bởi nó tạo ra môi trường thuận lợi cho E. coli phát triển. Một số loại thuốc phải kể đến như esomeprazole, pantoprazole, lansoprazole và omeprazole.
6. Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn E.coli hiệu quả
Nhiễm khuẩn E. coli hoàn toàn có thể điều trị tại nhà và khỏi sau khoảng 5 đến 10 ngày mà không cần phải dùng đến thuốc. Khi bị tiêu chảy do E. coli, bạn cần:
Nghỉ ngơi.
Uống nhiều nước để chống mất nước. Một số trường hợp cần thiết truyền nước bằng đường tĩnh mạch để bù nước kịp thời cho cơ thể, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra như trụy mạch, suy thận.
Sử dụng thuốc chống tiêu chảy: Cần thiết tham khảo ý kiến bác sĩ bởi điều này khiến E. coli bị giữ lâu hơn trong cơ thể, khiến chất độc của nó tiết ra nhiều hơn và làm tăng khả năng gây biến chứng.
Dùng thuốc kháng sinh: Cần phải được xét nghiệm kỹ càng, làm kháng sinh đồ và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Giải pháp cho nguồn nước nhiễm khuẩn E. coli
Ở các vùng nông thôn thường nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm. Đặc biệt, gia súc như trâu bò được chăn thả rông dấn đến nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy giải pháp cho nguồn nước nhiễm khuẩn E. coli là gì? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và những người thân yêu, bạn cần sử dụng các giải pháp dưới đây để loại bỏ E. coli ra khỏi nguồn nước.
3.1 Sử dụng máy lọc nước Nano Geyser để loại bỏ vi khuẩn E. coli
Máy lọc nước Nano Geyser sử dụng công nghệ vật liệu lọc Nano, tích hợp nhiều cơ chế lọc trong cùng một lõi lọc, giúp loại bỏ hoàn toàn các loại tạp chất, vi khuẩn, trong đó có E. coli. Cho nguồn nước đạt chuẩn và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các chất khoáng có lợi cho cơ thể vẫn được giữ lại trong nước. Hơn nữa, các loại máy lọc nước Ion Canxi Geyser còn chuyển đổi ion canxi sang dạng cấu trúc Aragonite thanh mảnh, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Đây chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho nguồn nước nhiễm khuẩn E. coli, phù hợp cho mọi gia đình.
3.2 Đun sôi nước
Vi khuẩn Escherichia coli chết ở nhiệt độ 70 độ C. Do đó, khi đun sôi nước, loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt. Đây là phương pháp rất dễ áp dụng, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại không cao bởi không thể tạo ra lượng nước lớn để phục vụ cho mọi sinh hoạt.
Hơn nữa, việc đun sôi có thể không tiêu diệt được một số loại vi khuẩn khi chúng tạo nha bào. Cùng với đó, các loại tạp chất, kim loại nặng, chất độc hại… vẫn ở trong nước sau khi đun sôi bởi chúng không thể bay hơi.
3.3 Sử dụng hóa chất
Sử dụng hóa chất có thể tạo ra lượng nước sạch khuẩn lớn trong thời gian ngắn. Một số hóa chất xử lý nước có thể dùng như Clo, Ozon, thuốc tím… Tuy nhiên, chúng có thể gây mùi khó chịu. Ngoài ra, việc sử dụng các hóa chất này cần có sự tính toán kỹ lưỡng, chính xác về lượng để việc xử lý nước đạt hiệu quả và không có sự tồn động hóa chất gây ảnh hưởng cho sức khỏe người dùng.
3.4 Sử dụng tia cực tím
Tia cực tím với bước sóng ngắn, có khả năng phát ra năng lượng lớn, khiến các tế bào vi khuẩn bị tổn thương, từ đó tiêu diệt nó. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với quy mô gia đình bởi đây là loại tia độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn.
Đến đây bạn đã biết vi khuẩn E. coli là gì rồi phải không? Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn, ngoài việc sử dụng các phương pháp thủ công, sử dụng máy lọc nước Nano Geyser là lựa chọn tốt nhất và đảm bảo nhất hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Trực khuẩn mủ xanh là gì? Những mối nguy hại đến sức khỏe như thế nào?
Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
📍 Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
📍 TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.