9 Cách uống nước đúng cách tốt cho cơ thể theo khoa học

  • Cập nhật:
  • 412

Uống nước là nhu cầu thiết yếu cần được duy trì mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. được điều hòa thân nhiệt, bài tiết các chất thải, chất độc… Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra ổn định, giúp cho hoạt động học tập vui chơi được diễn ra bình thường. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách uống nước đúng cách để cơ thể luôn tỉnh táo và khỏe mạnh.

uống nước đúng cách
Uống nước đúng cách theo khoa học để có một sức khỏe tốt.

1. Tại sao cần uống đủ nước mỗi ngày?

Uống nước mỗi ngày là điều ai cũng ý thức được, cách uống nước hợp lý cho cơ thể mình thì không phải ai cũng biết. 

Khi không uống đủ nước, cơ thể sẽ thiếu nước và dẫn đến tình trạng các cơ quan bị rối loạn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: suy giảm chức năng thận khiến các chất độc bị tích tụ trong cơ thể, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, niêm mạc mũi khô rát, tóc dễ gãy, da thô ráp và dễ bị mụn, mắt thâm quầng, dễ bị các chứng táo bón, sỏi thận, sỏi mật, tim đập nhanh, hạ huyết áp…

Nhưng nếu bạn uống quá nhiều nước, thì việc làm này cũng không hề tốt chút nào, lúc này cơ thể bạn có thể đã bị ngộ độc nước do các chất điện giải trong máu bị rối loạn.Đây là nguyên do dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, co giật, chuột rút… và thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sưng thế bào, động kinh, ảnh hưởng chức năng tim, thận…

Vậy nên, việc uống nước đúng cách đảm bảo lượng nước đủ trong mỗi ngày là điều cần thiết, và ai cũng nên biết để luôn có một cơ thể khỏe mạnh an toàn.

2. Làm sao để biết bạn uống nước đúng cách, đủ nước chưa?

Có 2 cách để bạn dễ dàng nhận biết được cơ thể đủ hay thiếu nước: căn cứ vào cảm giác khát hoặc tình trạng đi tiểu của mình.

  • Khi uống nước đúng cách, đủ nước: Khi bạn bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, bạn sẽ không cảm thấy khát, khoảng cách giữa mỗi lần đi vệ sinh là từ 2 đến 4 tiếng (trung bình 6-7 lần/ngày), và nước tiểu có màu vàng nhạt.
  • Khi uống quá ít nước: Cơ thể sẽ báo tín hiệu bằng cách tạo cảm giác ở họng, nặng hơn là các hiện tượng khô cổ họng, khô da, đau đầu, chóng mặt, ù tai, táo bón,… Khoảng cách giữa 2 lần đi vệ sinh là nhiều giờ, trung bình mỗi ngày đi vệ sinh 2-3 lần, nước tiểu đậm màu (vàng sẫm hoặc vàng đục), có mùi nặng.
  • Khi uống quá nhiều nước: Cơ thể bạn sẽ bị phù tay, chân hay môi, đau đầu, buồn nôn, cơ yếu và dễ bị chuột rút, đi vệ sinh liên tục, nhiều lần trong ngày, nước tiểu gần như trong suốt.

3. Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Tùy vào cân nặng, sức khỏe, thể trạng của mỗi người mà có cách uống nước và lượng nước cần nạp khác nhau.

  • Nếu bạn không phải hoạt động mạnh, và làm các công việc ngoài trời, không ngồi quá lâu trong môi trường điều hòa. Bạn có thể lượng nước cần uống hàng ngày theo cách:

Lượng nước uống (lít) = [Cân nặng (kg) x 2,205] x0,5 : 33,8

Ví dụ: bạn có số cân là 50kg thì bạn sẽ phải uống 1,6 lít nước mỗi ngày.

  • Trường hợp bạn là người hoạt động nhiều, thường xuyên tập thể dục, di chuyển đi lại nhiều. Bạn sẽ tính lượng nước của mình theo công thức sau: 

Lượng nước cần bổ sung thêm (lít) = [Số phút luyện tập : 30] x 12 : 33,8

Ví dụ: bạn tập thể dục thể thao 60 phút mỗi ngày thì lượng nước bạn cần bổ sung thêm cho cơ thể sẽ là khoảng 0,7 lít.

  • Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn có thể cộng thêm 0,7-0,9 lít bên cạnh lượng nước được tính theo cân nặng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý vào những ngày nắng nóng cơ thể mất nhiều nước nên cần bổ sung thêm để đảm bảo cơ thể luôn luôn đủ nước.

3. 9 cách uống nước đúng cách khoa học nhất

Ngồi uống nước thay vì đứng

Ngồi uống thay vì đứng uống là cách uống nước đúng cách đầu tiên Geyser Việt Nam muốn giới thiệu.

Khi bạn đứng và uống nước, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Dẫn đến việc các nước sẽ được tích tụ trong các khớp, gây nên tình trạng viêm khớp.

Khi ngồi uống nước cơ bắp và hệ tuần hoàn của cơ thể sẽ thoải mái hơn. Thận có thể tăng tốc quá trình lọc nước khi bạn đang ngồi.

Nên ngồi uống thay vì đứng uống
Cách uống nước hợp lý là nên ngồi uống nước thay vì đứng.

>>> Xem thêm Cách uống nước của người Nhật

Uống nước ấm thay vì nước lạnh

Không nên uống nước quá lạnh. Việc uống nước lạnh sẽ làm xáo trộn quá trình tiêu hóa bên trong dạ dày của bạn. Nước lạnh còn làm giảm việc vận chuyển máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể của bạn và còn dễ dẫn đến bệnh táo bón.

Uống nước ấm là cách uống nước tốt cho cơ thể có thể giúp tiêu hóa và trao đổi chất thích hợp giúp thúc đẩy giảm cân, giảm đầy hơi.

Enzyme và chất lỏng trong đường ruột giúp cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng. Những chất này khi tiếp xúc với nước lạnh sẽ bị đóng băng, gây nên độc hại.

Các mạch máu cũng bị co lại, khiến cho các chất độc không thể thoát ra bằng hệ thống bạch cầu. Mạch máu bị co thắt hạn chế mạch máu lưu thông, không thể lấy các chất dinh dưỡng khi cần.

Cách uống nước này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc muốn mang thai. Nước lạnh khiến quá trình lưu thông và năng lượng đến cơ quan sinh sản chậm hơn.

nên uống nước ấm sẽ tốt cho sức khỏe
Nên uống nước ấm sẽ có lợi cho sức khỏe.

>> Xem thêm: Cách uống nước đúng để có làn da đẹp và căng mịn mỗi ngày

Uống từng ngụm nhỏ tránh uống nhiều nước cùng một lúc

Cách uống nước khoa học là không nên uống liền tù tì một hơi cho đến khi hết nước. Thay vào đó bạn hãy uống từng ngụm nhỏ, nuốt, thở và lặp lại trong suốt cả ngày.

Uống nước đúng cách không có nghĩa là uống nhiều nước và nhanh trong thời gian ngắn. Vì điều này sẽ ảnh hưởng dạ dày, thậm chí còn khiến chúng ta bị sặc nước. Nước bọt có tính kiềm, khi uống nước thì cần có thời gian để dung hòa. Uống nước từ từ sẽ giúp ổn định axit trong dạ dày, không làm đau hệ tiêu hoá.

uống nhiều nước cùng một lúc không tốt
Uống nhiều nước cùng một lúc có hại cho sức khỏe. Hãy uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi.

Uống nước vào buổi sáng

Uống nước sau khi thức dậy vào sáng sớm là cách uống nước đúng cách cực kỳ tốt cho sức khỏe. Mỗi tối khi ta ngủ thì các bộ phận bên trong cơ thể vẫn hoạt động. Vậy nên sau 8 tiếng ngủ thì cơ thể sẽ mất đi lượng lớn nước. Khi thức dậy bổ sung nước ngay là thời điểm tốt để thải sạch các chất độc.

Theo hệ thống y học của Hindu Ayurveda thì duy trì thói quen uống nước buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. Uống nước buổi sáng giúp cơ thể lọc sạch hết các chất bẩn, chất độc ra khỏi đường ruột. Từ đó có thể ngăn ngừa được nhiều loại bệnh thường gặp.

nên uống một ly nước vào sáng sớm
Sáng sớm nên uống một ly nước sẽ tốt cho sức khỏe.

Cách uống nước đúng khi tập thể dục

Khi cơ thể vận động sẽ thoát nhiều mồ hôi để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Lúc này, cơ thể đang trong tình trạng bị mất nước. Bạn cần bổ sung để tránh tình trạng mệt mỏi và kiệt sức. Trong quá trình tập luyện thể thao, hãy lưu ý uống nước đúng cách để tận dụng lợi ích của nước như sau:

  • Trước khi tập luyện 15-20 phút nên uống 1 cốc nước.
  • Nhấp các ngụm nước nhỏ trong thời gian nghỉ.
  • Bổ sung 1 cốc nước sau khi tập để giãn cơ.
cách uống nước tốt cho sức khỏe
Hãy nhớ bổ sung nước trong quá trình tập luyện thể thao.

>>> Xem thêm Cách uống nước giảm cân hiệu quả

Tạo hương vị cho nước uống

Để việc uống nước đúng cách không bị nhàm chán, bạn có thể dùng trái cây và rau mùi để tăng hương vị cho nguồn nước. Các loại trái cây như kiwi, đào, dâu, táo, chanh, bạc hà, … cũng là những nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên thử. Cách này rất đơn giản và còn có tác dụng như nước detox, thanh lọc cơ thể.

Bên cạnh đó, để tăng khả năng hấp thụ nước, bạn có thể thêm các thành phần này vào để liên kết với phân tử nước:

  • Thêm một muỗng cà phê muối khoáng không có tinh thể (muối biển Celtic, muối đỏ hay muối hồng Himalaya).
  • Vắt một miếng chanh vào cốc nước.
  • Thêm hạt chia đã ngâm trước 1 tiếng vào nước uống.
  • Cho thêm 1 lát gừng vào nước.
cach uong nuoc
Bổ sung trái cây và rau tạo hương vị ngon cho nước.

Tránh uống nhiều nước trước bữa ăn

Uống nhiều nước trước khi ăn sẽ khiến dạ dày bị đầy và không thể chứa thêm thức ăn. Đây là thói quen uống nước của nhiều người, uống nước nhiều trước khi ăn để cảm thấy no và ăn ít đi.

Vấn đề sẽ xảy ra khi nạp thêm thức ăn vào, dạ dày sẽ không thể thực hiện chức năng tiêu hoá. Bạn có thể gặp tình trạng tức bụng, khó tiêu.

Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước trước khi ăn 30 phút. Cách uống nước đúng cách trước khi ăn là uống 1 lượng vừa đủ trước 30 – 45 phút thay vì ngay sát bữa ăn.

cach uong nuoc dung
Cách uống nước hợp lý trước bữa ăn là tránh uống nhiều nước.

Không uống nước trong khi ăn

Khi cơ thể nạp thức ăn, dạ dày sẽ bắt đầu nghiền nhỏ và tiết ra dịch vị giúp tiêu hoá và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.

Nếu khi ăn bạn uống thêm nước thì dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến quá trình dịch vị bị chậm đi, khó tiêu hoá hơn. Vì thế, đầy không phải là cách uống nước tốt cho cơ thể.

cach uong nuoc dung cach
Không nên uống nước trong khi ăn. Cách uống nước đúng cách là uống trước và sau bữa ăn ít nhất 30 – 45 phút.

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy được việc uống nhiều hay quá ít nước cũng không tốt cho cơ thể. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các bạn đã năm được cách uống nước đúng cách và duy trì được thói quen uống nước trong ngày hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thạc sĩ Jocasta Phan đã có thời gian 7 năm đào tạo chuyên ngành điều trị, can thiệp dinh dưỡng tại Anh. Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng của con người, được đào tạo phát triển 9 năm về phân tích nguồn nước cho sức khỏe. Hiện là Trưởng ban cố vấn, nghiên cứu và phân tích nguồn nước tại Geyser Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp về sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng đời sống sức khỏe sinh hoạt cho mọi người.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ Tư Vấn 0936048321