Tìm hiểu về Cúm A – TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A

  • Cập nhật: 15/08/2022

Triệu chứng cúm A bạn đã biết hay chưa? Thời tiết chuyển giao, không khí lạnh kéo dài, dịch cúm A đang có dấu hiệu bùng phát. Tuy là bệnh thông thường nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc tốt, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là những thông tin về Cúm A và TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A mà bạn nên biết!

thực phẩm tăng sức đề kháng
TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A

1. Cúm A là gì?

Cúm là bệnh lây nhiễm bởi virus cấp tính, có tốc độ lây truyền nhanh và trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A do các chủng virus A,B,C trong đó phổ biến nhất vẫn là bệnh cúm A.

Cúm A thường xuất hiện trong các đợt cúm mùa và gây ra đại dịch vì virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ cúm mùa này sang cúm mùa khác. Vì thế, việc tiêm vacxin phòng cúm phải được tiêm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo có hiệu quả với chủng cúm mới.


2. Cúm A có lây không

Khi mắc bệnh cúm A, các virus cúm có trong nước mũi, nước bọt, chính vì vậy khi tiếp xúc gần với người khác thường rất dễ lây bởi những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng của người bệnh khi ho, hoặc khi tiếp xúc trong không khí.

Những đối tượng dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nhất thường là người già trên 60 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có bầu, những người có tiền sử các bệnh về hen suyễn, hô hấp, tim mạch, phổi tắc nghẽn,…

Cúm A rất dễ lây lan từ người này sang người khác, chủ yếu qua:

  • Đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus trong giọt bắn có thể lây sang người khác.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Chạm vào bề mặt nhiễm virus (tay nắm cửa, điện thoại, bàn ghế…) rồi chạm vào mắt, mũi, miệng.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Ôm, bắt tay hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.

🔹 Thời gian lây nhiễm:

  • Người bệnh có thể lây từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng cho đến 5-7 ngày sau đó.
  • Trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu có thể lây lâu hơn.

👉 Vì vậy, việc phòng tránh và cách ly khi bị cúm A là rất quan trọng để tránh lây lan trong cộng đồng.


3. Triệu chứng cúm A

Triệu chứng cúm A thường xuất hiện sau 1-4 ngày nhiễm virus, với mức độ khác nhau ở từng đối tượng.

3.1. Triệu chứng cúm A ở người lớn

  • Sốt cao (38 – 40°C), có thể kéo dài 3 – 5 ngày
  • Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt
  • Ho khan, đau rát họng
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau nhức cơ, đau xương khớp
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Mất cảm giác ngon miệng

🔹 Dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay:

  • Sốt cao không giảm sau 3-5 ngày
  • Khó thở, đau tức ngực
  • Cảm giác lú lẫn, mệt mỏi nghiêm trọng
trieu-chung-benh-cam
Các triệu chứng của bệnh cúm A khiến người bệnh vô cùng khó chịu

3.2. Dấu hiệu cúm A ở trẻ

Trẻ nhỏ có triệu chứng cúm A tương tự người lớn, nhưng thường nghiêm trọng hơn:

  • Sốt cao liên tục
  • Quấy khóc, mệt mỏi, lười bú
  • Nôn, tiêu chảy
  • Ho nhiều, thở khò khè
  • Da xanh xao, tím tái (trường hợp nặng)

🔹 Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ em:

  • Sốt cao > 39°C không hạ
  • Co giật, lừ đừ, khó đánh thức
  • Thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực
  • Không uống đủ nước, tiểu ít hơn bình thường

👉 Nếu thấy các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.


4. Cúm A có tự khỏi không? Bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Cúm A có thể tự khỏi trong đa số trường hợp, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thông thường, bệnh sẽ giảm dần và hồi phục trong vòng 5-10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng virus.

Một số trường hợp bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn thường có các triệu chứng cúm A như khó thở, tím tái, phù phổi suy suy hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Tuy nhiên, cúm A có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa hoặc bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt ở:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch)

👉 Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có triệu chứng nặng, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Thời gian khỏi bệnh cúm A tùy thuộc vào từng người, thường kéo dài từ 5-10 ngày.

📌 Giai đoạn diễn tiến của cúm A:

  • Ngày 1-3: Khởi phát với sốt cao, đau đầu, ho, sổ mũi
  • Ngày 4-6: Triệu chứng giảm dần, nhưng vẫn mệt mỏi
  • Ngày 7-10: Cơ thể hồi phục, ho có thể kéo dài vài tuần

🔹 Trẻ em, người già, người có bệnh nền có thể bị nặng hơn và cần thời gian hồi phục lâu hơn.

🔹 Nếu có biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, bệnh có thể kéo dài 2-3 tuần hoặc hơn.


5. Cách điều trị cúm A tại nhà

Hầu hết trường hợp cúm A có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc tại nhà:

  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc quá sức
  • Uống nhiều nước (nước ấm, nước trái cây, súp, nước điện giải)
  • Dùng thuốc hạ sốt (Paracetamol) nếu sốt cao > 38.5°C
  • Súc miệng nước muối, giữ vệ sinh mũi họng
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng: Cháo loãng, súp, rau củ, trái cây
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan

⚠️ Không tự ý dùng kháng sinh vì cúm A do virus gây ra, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.


6. Cách phòng tránh cúm A

🔹 Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
🔹 Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
🔹 Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
🔹 Giữ khoảng cách với người đang có dấu hiệu cảm cúm.
🔹 Tăng cường miễn dịch: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc.

7. Những điều lưu ý khi chăm sóc người bệnh cúm A

Đối với người mắc bệnh cúm A thông thường, phương pháp điều trị chính là giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như sốt, ho, đau họng, nhức đầu, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

  • Bệnh nhân cần tự cách ly mình để tránh gây bệnh cho người khác, trong trường hợp cần ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, người chăm sóc bệnh nhân cũng cần đeo khẩu trang và sát khuẩn kỹ.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi trong một không gian thông thoáng, yên lặng, hạn chế dùng điều hòa, mặc quần áo mỏng.
  • Nếu người bệnh sốt cao cần chườm ấm, uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định
  • Súc miệng bằng nước muối sáng tôi 2 lần
  • Nếu thấy các biểu hiện không thuyên giảm caàn đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

8. Bị cúm a nên ăn uống gì? Top thực phẩm tăng sức để kháng trong mùa cúm A

8.1 Rau xanh – thực phẩm tăng sức đề kháng

Trong rau xanh, chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp bổ sung và tái tạo các chất dinh dưỡng, đề phòng bội nhiễm, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người bị bệnh.

Người bệnh nên ăn các loại rau củ có màu đậm như rau ngót, cải xanh, súp nơ, bí đỏ, cà rốt

8.2 Nước ion kiềm điện giải 

Trước tiên bạn cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, sau đó sẽ tính đến việc nên bổ sung nước ion kiềm để gia tăng hiệu quả. Việc uống nước ion kiềm mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe. Nước ion kiềm pH 9.5 có chức năng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, đưa cơ thể về trạng thái hoàn nguyên, có nhiều chất chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, trong nước ion kiềm có chứa các phân tử Hydrogen giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các gốc tự do, nhờ đó hệ miễn dịch cũng có thêm sức mạnh để chống chọi với các loại virus cúm A đang hoành hành trong cơ thể.

Xem thêm: [Giải đáp] Nước ion kiềm có tốt không & những lợi ích tuyệt vời của nước ion kiềm đối với sức khoẻ

nuoc-ion-kiem-giup-tang-suc-de-khang
Nước ion kiềm giúp tăng đề kháng cho người bị bệnh Cúm A

8.3 Các thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C giúp kích thích sản xuất ra các tế bào bạch cầu chống lại các vi khuẩn, virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, bản thân các chất vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, nên giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng gây bệnh.
Bạn có thể tìm thấy các chất Vitamin C trong trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi… ; các loại rau như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông…

8.4 Thực phẩm giàu kẽm cũng là thực phẩm tăng sức đề kháng

Kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của nhiều chức năng cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại nhiễm trùng bên ngoài.

Việc cơ thể bị thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra các hiện tượng nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm xoang, phổi…..

Kẽm có mặt trong các loại thực phẩm từ động vật, những loại thực vật thường chứa ít kẽm và không có nhiều giá trị sinh học do khó hấp thụ vào cơ thể con người. Những người đang mắc bệnh nên ăn nhiều các thức ăn giàu kẽm từ động vật như hàu, sò, thịt gà, thịt lợn, trứng, tôm, cua.

8.5 Các loại gia gia vị trong thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A.

Một số các loại gia vị như hành, tỏi, mật ong, gừng cũng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm rất tốt cho những người mắc bệnh cúm A. Chúng cũng được đánh giá là thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong mùa cúm A hiệu quả được nhiều người tin dùng.

toi-gung-mat-ong-giup-giai-cum
Các loại gia gia vị trong thực phẩm cũng giúp tăng sức đề kháng trong mùa cúm A.

Trong tỏi có chứa các chất alicin, hợp chất sunlfur có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạch. Chính vì vậy, tỏi được coi là là loại thực phẩm tốt để làm giảm các triệu chứng khó chịu do cúm gây ra như ngạt mũi, giảm ho. Người bệnh nên gia tăng lượng tỏi ăn trong mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài tỏi, gừng cũng được xem là liều thuốc tự nhiên và lành tính nhất để điều trị các loại bệnh cảm cúm thông thường. Gừng có thể được chế biến trong các món ăn như canh gà, trà gừng, cháo hoặc để ngâm chân hoặc tắm toàn thân cũng rất tốt.

Không chỉ gừng và tỏi, mật ong cũng là sự lựa chọn ta nên nghĩ đến mỗi khi bị cảm cúm. Mật ong giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng mật ong để pha trà gừng hoặc nước chanh tươi sẽ giúp cô họng dịu hơn, giảm ho cực hiệu quả.

9. Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa cúm

Trên thực tế cho thấy, những người có sức đề kháng yếu khi mắc bệnh thường có diễn tiến bệnh phức tạp và nguy hiểm hơn các trường hợp khác. Chưa kể, trong người có sẵn bệnh nền thì nguy cơ bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác càng cao.

Chính bởi vậy, ngoài thực hiện các chế độ ăn uống kiêng khem, khoa học,  bổ sung 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A thì cần xây dựng ngay cho chính mình và gia đình một lối sống lành mạnh, vui khỏe để tạo nên “lá chắn kiên cố” để chủ động phòng tránh mọi loại bệnh, hãy:

  • Uống nhiều nước, nhất là các loại nước tốt cho sức khỏe như nước khoáng, nước ion kiềm
  • Ăn chín uống sôi
  • Sống và làm việc khoa học
  • Tập thể dục hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm: Uống nhiều nước điện giải có tốt không theo góc nhìn chuyên gia?

Nói tóm lại, việc cải thiện hệ miễn dịch giúp cho cơ thể có thể chống chọi được với các tác nhân tiêu cực ngoài môi trường tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm, mãn tính. Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vừa trải qua thời gian hết sức mệt mỏi và đau thương bởi covid 19. Trong bất kỳ trường hợp nào, chủ quan cũng là điều KHÔNG NÊN, vì vậy, hãy tự biết bảo vệ chính mình và gia đình bằng cách bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay.

Đặt câu hỏi - Nhận tư vấn


    Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
    – Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
    – Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
    – Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
    📍  Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
    📍  TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.
    📞 Hotline: 024 7770 6686

    Xin chào, tôi là Thanh Tuyền, biên tập viên nội dung của Geyser Việt Nam. Tôi luôn nỗ lực để cung cấp thông tin chất lượng và đầy đủ về máy lọc nước, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của Geyser Việt Nam để khách hàng có lựa chọn tốt nhất. Hãy phản hồi dưới bài viết nếu anh chị cần được tư vấn thêm nhé!

    Bài viết liên quan

    Gọi: 0936.048.321