SUCKHOEDOANHNGHIEP: Nước Ion Canxi Giúp Ngăn Chặn Tình Trạng Loãng Xương Ở Trẻ Nhỏ
Bạn biết gì về loãng xương sớm ở trẻ nhỏ?
Loãng xương là tình trạng tăng phần xốp của xương do giảm mật độ xương do sự suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung xương. Đây là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng của 2 quá trình tạo xương và hủy xương cụ thể là quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Nhiều gia đình thường chủ quan vì nghĩ rằng loãng xương gặp ở trẻ nhỏ. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bệnh loãng xương ở trẻ em không có biểu hiện rõ nét như ở người cao tuổi. Thế nhưng, mỗi ngày qua đi hệ xương khớp của trẻ bị yếu dần, đặc biệt ở cột sống và dọc theo các chi. Những trẻ bị loãng xương thường có khối lượng xương đỉnh thấp hơn so với người lớn.
Loãng xương ở trẻ vô cùng nguy hiểm, bởi nếu như ở những năm tháng đầu đời mà bị mất một khối lượng xương có thể khiến trẻ có đối mặt với nguy cơ bị biến chứng lâu dài như gãy xương. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khả năng trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng hay giảm chiều cao là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tìm hiểu nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ?
Một số nguyên nhân gây loãng xương ở trẻ có thể được kể như sau.
1.Chế độ ăn uống
Đối với những trẻ bị còi xương, thể chất yếu, chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi, photpho, magie trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D,…là nguyên nhân dẫn đến bộ xương không đạt được khối lượng khoáng chất đỉnh ở tuổi trưởng thành.
2.Hạn chế hoạt động thể lực
Những trẻ ít vận động, hoạt động ngoài trời sẽ gây ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi, magie, khoáng chất. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì những trẻ hiếu động, tinh nghịch thường có nguy cơ loãng xương ở trẻ em hoặc mắc các bệnh về xương khớp ít hơn.
3. Trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa
Dĩ nhiên rồi, khi trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa là nguyên nhân khiến khả năng hấp thu canxi, vitamin D bị hạn chế và nguy cơ gây loãng xương cao.
4. Loãng xương ở trẻ do di truyền
Yếu tố di truyền, gia đình cũng có tác động đến hệ xương khớp của trẻ. Nếu trong gia đình có bố mẹ, chị gái bị loãng xương thì trẻ em sinh ra hoàn toàn có nguy cơ gặp phải tình trạng loãng xương hay xương khớp yếu.
5. Không bổ sung nước ion canxi
Theo WHO: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ khoáng chất và vi lượng. Khi thiếu hụt một nguyên tố xác định, mặc dù hàm lượng trong nước uống ít nhưng vẫn có vai trò lớn. Ngoài ra, nếu hàm lượng khoáng này ở dạng nước ion canxi hòa tan, sẽ dễ dàng hấp thu so với trong thức ăn.
Do đó, việc bổ sung nước ion canxi không thể thiếu mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng loãng xương ở trẻ nhỏ. WHO đã quy định hàm lượng khoáng có trong nước như sau:
– Đối với Magie, tối thiểu là 10 mg/L(33,56), tối ưu là 20 – 30 mg/L(49,57)
– Đối với canxi, tối thiểu là 20 mg/L(56), tối ưu là 50 (40 – 80) mg/L(57,58)