Liên hệ

Kim loại nặng trong nước là gì? Nhận biết, tác hại và cách xử lý

  • Cập nhật: 11/07/2021

Tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước tại nhiều nơi trên thế giới hiện khá nghiêm trọng. Tác hại dễ thấy nhất là sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Cùng tìm biết thêm về kim loại nặng là gì và cách xử lý kim loại nặng trong nước sinh hoạt hiệu quả.

Kim loại nặng trong nước là gì? Nhận biết, tác hại và cách xử lý
Kim loại nặng trong nước là gì? Nhận biết, tác hại và cách xử lý

Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên khi tồn tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong tự nhiên, các kim loại nặng hiện diện trong đất và nước. Nhưng nồng độ của chúng thường bị tăng cao do tác động của các hoạt động khai khoáng, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nuôi trồng, sử dụng thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu,… Khi đã bị nhiễm kim loại nặng thì chúng rất khó tự phân huỷ được.

Trong các quá trình trao đổi chất, các kim loại nặng giữ vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên, chúng chỉ an toàn khi ở hàm lượng thấp, nếu vượt mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe của con người.

Nước nhiễm kim loại nặng
Nước nhiễm kim loại nặng

Tìm hiểu thêm: Nước máy có uống được không? Giải pháp sử dụng nước máy an toàn

2. Các loại kim loại nặng trong nước thường gặp

Kim loại nặng trong nước thường khiến nguồn nước bị ô nhiễm, thường gây ra bởi ion của những nguyên tố sau:

2.1. Crom (Cr)

Những hợp chất Crom hóa trị III thông thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với hợp chất hóa trị IV thì lại khác. Chúng được tìm thấy trong thuốc nhuộm, sơn,… và xâm nhập vào lòng đất, nguồn nước ngầm. WHO khuyến cáo, tỷ lệ Crom IV trong nước không được vượt quá 0.05 miligam/lít.

2.2. Chì (Pb)

Chì độc hại vì nó rất khó bị đào thải khỏi cơ thể và thường tích tụ trong tủy xương và não. Bên cạnh đó, đây là nguyên tố khá phổ biến trong đời sống hiện nay, thường xuyên xuất hiện trong xăng hay các hoạt động công nghiệp. Bởi vậy sự xâm nhập của Chì vào nguồn nước sinh hoạt thông qua đất và nước mưa là rất lớn.

ước bị nhiễm kim loại nặng Chì (Pb)
ước bị nhiễm kim loại nặng Chì (Pb)

Tìm hiểu thêm: Nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết, tác hại và cách xử lý nguồn nước nhiễm chì

2.3. Cadimi (Cd)

Cadimi mềm, màu trắng ánh xanh, mang nhiều độc tính. Nguyên tố này tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng phổ biến trong các loại pin, công nghiệp mạ điện, sơn, phân bón, thuốc trừ sâu… Cd có tính di động lớn hơn kim loại khác nhiều lần và hầu như chúng không bị hấp thụ trong đất. Cadimi dễ gây nhiễm độc nước và tích lũy trong thận, xương.

2.4. Asen (As)

Asen xuất hiện trong các sản phẩm nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ,… Kim loại có mùi nặng gây ngộ độc khi hít phải. Đồng thời khi tiếp xúc với đất, chúng không bị phân hủy mà trực tiếp ngấm vào nguồn nước gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng.

2.5. Thủy ngân (Hg)

Đây là chất kịch độc có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Khi ăn phải thủy ngân sẽ bị nhiễm độc từ từ và gây nhiễm độc trong thời gian dài. Hg xuất hiện trong nhiệt kế, hóa chất, ngành công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử,… Thủy ngân sẽ tiếp xúc với đất và ngấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.

Thủy ngân - Một trong số các kim loại nặng có trong nước
Thủy ngân – Một trong số các kim loại nặng có trong nước

2.6. Kẽm (Zn)

Kẽm nếu có nồng độ hợp lý sẽ không gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên ở hàm lượng cao, tiếp xúc lâu dài sẽ ngăn chặn sự hấp thụ đồng, sắt gây rối loạn chức năng cơ thể. Ion kẽm trong nước gây ngộ độc cho động thực vật và con người. Nguyên tố này thường xuất hiện từ ngành công nghiệp chế tạo pin, sơn, thuốc nhuộm, mạ,…

2.7. Niken (Ni)

Niken gây ô nhiễm nước xuất hiện dưới dạng hợp chất cùng lưu huỳnh (trong khoáng chất millerit), cùng Asen và lưu huỳnh (trong quặng Niken),… Hàm lượng lớn gây ngộ độc cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp,… Ni xuất hiện từ nền công nghiệp luyện kim, ngành hữu cơ, đốt than,…

2.8. Đồng (Cu)

Cu dưới dạng nguyên tố không độc tuy nhiên mọi hợp chất của nó đều là chất độc mạnh. Khi thông qua nguồn nước tiếp xúc với cơ thể, chúng có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa và gây ra các bệnh về gan, thận,… Ô nhiễm nước do Cu thường có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay chế tạo sơn dầu,…

Ngoài ra, một số ion từ các kim loại khác như Sắt (Fe), Mangan (Mn) hay Molypden (Mo) cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Sử dụng nguồn nước chứa dư những kim loại này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Cần có biện pháp xử lý khoa học và hiệu quả nhất.

3. Nguyên nhân ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Việc Việt Nam đẩy mạnh ngành công nghiệp, sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên điều này cũng gây ra không ít hệ lụy, các vấn nạn về môi trường được đẩy lên đến đỉnh điểm. Nghiêm trọng nhất chính là tình trạng ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng trong nước biến nước mềm an toàn thành nước cứng.

Hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nước nhiễm kim loại nặng.
Hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nước nhiễm kim loại nặng.

Nguồn nước thải chứa nhiều kim loại nặng không được xử lý đã thải ra ao hồ sông suối. Không những khiến ô nhiễm nguồn nước mặt mà còn ngấm vào lòng đất gây nhiễm bẩn nước ngầm. Hậu quả nghiêm trọng là nước sinh hoạt bẩn.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp không tuân thủ quy trình, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân khiến các kim loại nặng độc hại ngấm sâu vào các tầng địa chất.

Cùng với chưa có biện pháp xử lý tổng hợp tối ưu, dẫn đến hệ quả là người dân không có nguồn nước sạch đảm bảo để sử dụng. Từ đó, các vấn đề bệnh lý tăng cao, số lượng người nhiễm bệnh mà nguyên nhân do nguồn nước ngày càng nhiều. Xơ gan, sỏi thận, thiếu máu, ung thư, tim mạch,… chính là những gì chúng ta phải đối mặt.

Tìm hiểu thêm:

4. Tác hại khi sử dụng nước bị ô nhiễm kim loại nặng

Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm vì kim loại nặng trong thời gian dài sẽ gây ra vô số tác động tiêu cực. Cụ thể tác hại của kim loại nặng trong nước phải kể đến như:

  • Kim loại nặng đi vào cơ thể qua uống nước, sử dụng thực phẩm gây hiện tượng tích lũy hàm lượng lớn gây tổn thương não, co rút các bó cơ,… Chúng tiếp xúc với màng tế bào sẽ ức chế quá trình phân chia DNA, dẫn đến dị tật thai nhi, lưu thai,…
  • Các kim loại độc là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các chứng ung thư như ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.
  • Ô nhiễm kim loại nặng cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, tiêu hóa. Từ đó ngăn chặn sự phát triển, sinh trưởng toàn diện của con người.

Bởi vậy, khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị nhiễm kim loại nặng, cần có cách kiểm tra kim loại nặng trong nước và biện pháp xử lý kịp thời,  khoa học.

Nước bị nhiễm kim loại nặng gây ra các bệnh về da liễu
Nước bị nhiễm kim loại nặng gây ra các bệnh về da liễu

Tìm hiểu thêm: Cách xử lý nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn đơn giản tại nhà

5. Biện pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Để xử lý nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng có rất nhiều phương án được đưa ra. Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có một số lựa chọn phù hợp với gia đình mình.

5.1. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính từ lâu đã được biết đến là loại vật liệu có tác dụng làm sạch không khí, nguồn nước tương đối tốt. Khi nước đầu vào đi qua than hoạt tính sẽ loại bỏ được rất nhiều cặn bẩn, vật chất và các kim loại nhờ cơ chế hấp thụ ion.

Tuy nhiên đối với nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng, phương pháp này không thể phát huy tối đa để đảm bảo nguồn nước đầu ra an toàn.

5.2. Xử lý kim loại bằng công nghệ bể lắng lọc nước thô

Xử lý kim loại nặng trong nước bằng cách lắp bể lọc nước thô
Xử lý kim loại nặng trong nước bằng cách lắp bể lọc nước thô

Bể lọc nước thô có thể lọc được khối lượng nước lớn, đủ nhu cầu sử dụng hộ gia đình. Bể sử dụng các vật liệu có bề mặt xốp giúp tăng khả năng hấp thụ được các chất hòa tan trên bề mặt như than hoạt tính, than bùn, các vật liệu polymer tổng hợp, oxit sắt,… Từ đó giảm được hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật có hại trong nước.

5.3. Dùng hệ thống sinh học

Hệ thống xử lý nước ô nhiễm kim loại nặng này bao gồm sinh học, thực vật và động vật giúp lọc sạch nguồn nước. Nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại nặng cần có vi khuẩn và thực vật thuỷ sinh để xử lý. Tuy nhiên, phương pháp này không dùng cho nước ăn uống mà chỉ nên dùng cho nước thải.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nước máy có sạch không?

5.4. Sử dụng chất xúc tác quang

Chất xúc tác quang như tia cực tím có thể khử được kim loại nặng Crom. Bạn nên chọn loại có độ pH là 2 và hoà thêm dung dịch oxalate để lọc nước. Phương pháp này khá đơn giản, đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí khi loại bỏ kim loại nặng trong nước.

5.5. Sử dụng máy lọc nước

Đối với các phương pháp ở trên, chỉ có thể áp dụng cho những nguồn nước có độ ô nhiễm kim loại nặng thấp. Đối với nước ô nhiễm nặng vẫn không đảm bảo được sản phẩm đầu ra an toàn. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng lớn, thời gian kéo dài thường gây tốn kém tài chính.

Phương pháp thứ 4 được đánh giá là hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất chính là sử dụng máy lọc nước. Với hệ thống lọc thông minh cùng nhiều lõi lọc, thiết bị này sẽ loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng cũng như vi sinh vật. Từ đó cho nguồn nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Không những vậy, máy lọc nước Nano Geyser còn có khả năng giữ lại khoáng chất tự nhiên từ nguồn nước, cho ra nước ion canxi tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ em, phụ nữ có thai và người già. Đây là lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Máy lọc nước Geyser lọc sạch kim loại nặng trong nước
Máy lọc nước Geyser lọc sạch kim loại nặng trong nước

So với việc xây dựng bể lọc hay sử dụng than hoạt tính, dùng máy lọc nước Nano Geyser còn có rất nhiều ưu điểm. Cụ thể như: chi phí ban đầu hợp lý, tuổi thọ sử dụng cao, ít phải bảo dưỡng bảo trì. Bên cạnh đó là việc lắp đặt nhanh chóng, tiện lợi, gọn nhẹ giúp gia đình bạn có ngay nguồn nước an toàn để sử dụng.

Máy lọc nước Nano Geyser là trợ thủ đắc lực và tiết kiệm nhất giúp khách hàng bỏ đi mối lo về tình trạng ô nhiễm nước khi chứa kim loại . Nguồn nước ô nhiễm kim loại nặng là nguyên nhân có thể gây tử vong bất kì lúc nào. Hãy bảo vệ sức khỏe gia đình ngay hôm nay.

6. Kết luận 

Trên đây là những thông tin xoay quanh chuyên đề Kim loại nặng trong nước, tác hại và các biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Mong rằng, những chia sẻ từ Geyser sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tác hại của việc uống nguồn nước không sạch và tìm được giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả gia đình.

Liên hệ với Geyser Việt Nam để được tư vấn, hỗ trợ và lắp đặt miễn phí sản phẩm máy lọc nước xử lý triệt để kim loại nặng! Geyser sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng!


Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
– Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
– Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
– Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
📍  Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
📍  TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.
📞 Hotline: 024 7770 6686

Xin chào, tôi là Thanh Tuyền, biên tập viên nội dung của Geyser Việt Nam. Tôi luôn nỗ lực để cung cấp thông tin chất lượng và đầy đủ về máy lọc nước, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của Geyser Việt Nam để khách hàng có lựa chọn tốt nhất. Hãy phản hồi dưới bài viết nếu anh chị cần được tư vấn thêm nhé!

Bài viết liên quan

Gọi: 0936.048.321