Liên hệ

Nước Cất Là Gì? Dùng để làm gì? Có Nên Uống Nước Cất Hay Không?

  • Cập nhật:
  • 2419

Nước cất là gì? Thực chất nước cất được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống như y tế, công nghiệp, nông nghiệp. Nhiều người biết rằng nước cất có đặc điểm tinh khiết, vô trùng. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ tường tận nước cất là gì? Các ứng dụng phổ biến của nước cất là gì? Nước cất có uống được không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.

công dụng của nước cất
Nước cất là gì và công dụng của nước cất?

1. Nước cất là gì?

Nước cất là nước tinh khiết, được tạo ra nhờ quá trình chưng cất nước. Vì tính chất tinh khiết không chứa tạp chất vô cơ, hữu cơ nên nước cất được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, cụ thể như pha chế thuốc, rửa vết thương, rửa dụng cụ y tế. Ngoài ra, nước cất còn nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp, công nghiệp và nghiên cứu.

Nước cất được tạo ra nhờ quá trình chưng cất, tinh khiết và vô khuẩn
Nước cất là nước tinh khiết được tạo ra nhờ quá trình chưng cất vô khuẩn

Bạn có thể tìm mua nước cất dưới dạng đóng chai ở các nhà thuốc tây hoặc các cơ sở sản xuất. Nước cất cũng có thể điều chế tại nhà bằng cách đun sôi nước lã, và cho hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh. Tuy nhiên, vì điều kiện hạn chế nên nước cất tự điều chế có thể không tinh khiết hoàn toàn.

2. Nước cất là nước gì? Phân loại nước cất 

Thông thường người ta chia nước cất thành 3 loại:

  • Nước cất 1 lần: Đây là loại nước được thu thập sau quá trình chưng cất một lần. Nước cất 1 lần thường có độ tinh khiết cao hơn nước thông thường, nhưng vẫn có thể chứa một số tạp chất còn sót lại từ quá trình chưng cất.
  • Nước cất 2 lần: Nước cất 1 lần được chưng cất thêm một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn lại. Nước cất 2 lần có độ tinh khiết cao hơn so với nước cất 1 lần, thích hợp sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ tinh khiết cao như trong y tế hoặc nghiên cứu khoa học.
  • Nước cất 3 lần: Nước cất 2 lần được tiếp tục chưng cất thêm lần thứ ba để đạt đến mức độ tinh khiết tối đa. Nước cất 3 lần gần như không còn chứa tạp chất, đạt tiêu chuẩn cao nhất về độ tinh khiết, thường được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt cần nước cực kỳ tinh khiết như trong phòng thí nghiệm hoặc công nghiệp hóa chất.
nước cất qua những lần chưng cất
Nước qua chưng cất lần 1, lần 2, lần 3 có mức độ tinh khiết khác nhau

Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa của nó, dựa trên các tiêu chí như TDS, độ dẫn điện,…

Để đánh giá chất lượng tinh khiết của nước cất, bạn cần so sánh giữa tiêu chuẩn của nhà sản xuất công bố và tiêu chuẩn của nhà nước, tiêu chuẩn ngành.

3. Cách sản xuất nước cất là gì? 

Trên đây là giới thiệu về nước cất là gì, phân loại nước cất. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu cách sản xuất nước cất:

  • Bước 1: Chọn nguồn nước tự nhiên, xử lý sạch sẽ để có nguồn nước sạch dùng trong chưng cất.
  • Bước 2: Đưa nguồn nước đã qua xử lý vào máy chưng cất lần 1. Nước thu được chính là nước cất 1 lần. Tuy nhiên, lúc này nước vẫn chưa hoàn toàn tinh khiết, do đó, cần chưng cất thêm lần 2, lần 3 để xử lý hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước.
  • Bước 3: Vệ sinh, khử trùng chai lọ chứa nước cất bằng cách sục khí Ozone, sử dụng đèn cực tím. Các chai lọ nước cất phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng lần cuối. Khi đã đảm bảo chất lượng, độ tinh khiết của nước, cơ sở sản xuất sẽ seo kín chai nước cất bằng màng chuyên dụng để ngăn chặn hiện tượng nhiễm khuẩn. Các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu sẽ bị loại bỏ.
  • Bước 4: Đóng gói, phân lô, dán nhãn, in thời gian sản xuất và hạn sử dụng lên sản phẩm nước cất và xuất kho. Các lô nước cất chưa xuất kho thì cần được bảo quản trong kho để vi khuẩn không xâm nhập được.
Quy trình sản xuất nước cất đúng cách
Quy trình sản xuất nước cất đúng chuẩn

4. Lợi ích của nước cất là gì so với nước thông thường

So với những loại nước khác, nước cất có khá nhiều lợi ích như:

4.1. Nước cất không có vi khuẩn hay vi trùng

Ở các nước phát triển, nguồn nước máy nhìn chung khá an toàn, mặc dù có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn và vi trùng nhưng chúng vẫn nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được và sử dụng để làm nước uống công cộng cho người dân. Tuy nhiên thỉnh thoảng số lượng này có thể vượt mức an toàn khi nguồn nước tạm thời bị ô nhiễm. Chỉ với một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư hay mắc HIV/AIDS.

Nước cất thì ngược lại. Ở nước cất, lượng nhỏ vi khuẩn hay các vi sinh vật khác mà ta có thể tìm thấy trong nước uống thông thường sẽ được loại bỏ 100%. Chính nhờ đặc điểm này mà người ta thường sử dụng nước cất cho những bệnh nhân mắc những căn bệnh nhất định.

Tóm tắt: Nước cất không chứa bất kỳ vi khuẩn, virus hay vi sinh vật độc hại nào so với nước uống thông thường.

Nước cất là gì
Nước cất thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc một số bệnh nhất định

4.2. Nước cất không chứa chất độc hay hóa chất 

Trong suốt quá trình chưng cất, nguồn nước đã được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất không mong muốn, do đó có thể khẳng định rằng nước cất không chứa hóa chất hay các chất độc hại.

Tuy nhiên điều này lại không được đảm bảo ở nguồn nước máy được sử dụng cho sinh hoạt. Trong một nghiên cứu về nguồn nước từ một vùng nông thôn Hoa Kỳ gần đây, các chuyên gia đã tìm thấy 13 loại thuốc diệt cỏ có trong nước mà chỉ 7 trong số đó đạt mức an toàn. Có thể nói, thành phần thuốc trừ sâu và các chất hóa học trong nước máy vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe người dùng và nồng độ của chúng còn thể thay đổi, phụ thuộc vào từng khu vực cũng như trình độ kỹ thuật của cơ quan xử lý nước nơi bạn sinh sống.

Khác với nước máy hay các loại nước khác, nước cất chính là loại nước tinh khiết 100% và không chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay bất kỳ hóa chất nào.

Tóm tắt: Nước cất không chứa bất kỳ hóa chất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…) hay chất độc nào khác mà ta có thể tìm thấy trong nước uống bình thường.

Nước cất không chứa chất hóa học hay chất độc hại nào

4.3. Nước cất không chứa calo

Clo đã được sử dụng như một chất khử trùng cho nguồn nước hơn 100 năm qua tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Về cơ bàn, Clo được cho là chất an toàn và có hiệu quả cho quá trình khử trùng, diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lây lan qua nguồn nước.

Tuy nhiên, hàm lượng clo trong nước máy phải được giới hạn trong mức an toàn là 4mg/1 lít nước hoặc 4 phần triệu (Theo tổ chức EPA) và được các cơ quan xử lý nước giám sát tỉ lệ vô cùng chặt chẽ.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, phản ứng của clo với một số hợp chất trong nước có thể sinh ra DBP – một chất độc hại và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài. Khác với những khoáng chất khác, Clo hay DBP đều có điểm sôi thấp hơn nước. Vì thể để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất này, chúng phải được đun sôi đặc biệt và trải qua quá trình chưng cất thông qua bộ lọc carbon,

Vì thế nước cất không chứa clo hay DBP, vì trong quá trình chưng cất đặc biệt, chúng đã được loại bỏ.

Tóm tắt: Nước cất không chứa clo hay DBP – những hợp chất gây hại hay có trong nước uống thông thường với hàm lượng nhỏ.

Nước cất không chứa clo hay DBP như nước uống thông thường

5. Nước cất dùng để làm gì? Vai trò của nước cất

Qua những thông tin trên, có thể thấy nước cất là loại nước có rất nhiều lợi ích. Vậy với những công dụng trên thì mục đích sử dụng nước cất là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết những ứng dụng thực tế của nước cất vào các lĩnh vực trong cuộc sống ở nội dung dưới đây:

5.1. Trong y tế

Nước cất có nồng độ pH 5,5 (có tính axit), không chứa kim loại nặng. Ngoài ra, nước đã chưng cất không chứa tạp chất vô cơ, hữu cơ. Do đó, sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế.

Ví dụ như: pha thuốc tiêm, pha dược phẩm, dùng cho nồi hấp tiệt trùng, rửa vết thương, rửa dụng cụ phòng mổ, vệ sinh máy chạy thận, máy thở oxy,…

nước cất được sử dụng trong y tế
Nước cất được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế

Xem thêm: Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu?

5.2. Trong công nghiệp

Các trung tâm bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng và sản xuất phụ tùng ô tô sử dụng nước cất để châm sạc ắc quy, pha hóa chất, xi mạ, chạy lò hơi,… Các ngành sản xuất cần có sự chính xác cao như vi mạch, chip điện tử cần dùng đến nước cất. Ngoài ra, loại nước này còn giúp làm mát động cơ mát, máy làm thực phẩm, pha chế hóa chất,…

nước cất được sử dụng trong công nghiệp
Dùng nước cất để châm sạc ắc quy

5.3. Trong lĩnh vực làm đẹp, spa

Spa là nơi sử dụng nhiều nước cất do đặc điểm cần vô trùng, hạn chế vi khuẩn bám lên da khiến tình trạng da xấu đi. Các spa thường dùng nước cất để tạp mỹ phẩm vô khuẩn.

nước cất sử dụng trong spa
Máy xông hơi Spa sử dụng nước cất để đảm bảo vô khuẩn

6. Có nên uống nước cất hay không?

Nước cất là nước đã qua xử lý, hoàn toàn vô trùng, sạch khuẩn và không gây hại nên hoàn toàn có thể dùng làm nước uống. Tuy nhiên, nước cất cũng không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, đặc biệt là do quá trình chưng cất đã làm bay hơi các chất độc hại cũng như các hợp chất có lợi khác. Vì vậy, không nên sử dụng nước cất làm nước uống hằng ngày vì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khoáng chất, khiến cho cơ thể suy kiệt.

Bên cạnh đó, hương vị của nước cất cũng không ngon, một số người sẽ cảm thấy không thích. Trong quá trình tạo ra nước cất, các phân tử nước khiến cơ thể khó hấp thụ hơn do đã bị thay đổi và phình to, điều này khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng.

Có thể uống nước cất không
Nước cất hoàn toàn có thể uống được nhưng hạn chế

Nghiên cứu của WHO đã chứng minh thiếu khoáng chất sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc các bệnh như ung thư, loãng xương,… Hơn nữa, bạn không thể bù đắp lượng khoáng chất thiếu hụt trong nước uống bằng chế độ ăn uống.

Do đó, bạn nên lựa chọn sử dụng các loại nước được bổ sung ion canxi, khoáng chất,… từ máy lọc nước. Bằng cách này, bạn sẽ có thể sử dụng nguồn nước vừa sạch vừa tốt cho sức khỏe.

7. Kết luận 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm hiểu biết nước cất là gì và các công dụng của nước cất trong cuộc sống. Nước cất chỉ nên sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất thay vì làm nước uống trực tiếp. Thay vào đó, bạn nên dùng các loại nước giàu khoáng chất từ máy lọc nước để nâng cao chất lượng sức khỏe và cuộc sống gia đình.

Thông tin liên hệ:

Geyser Việt Nam – Máy lọc nước Geyser chính hãng

– Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

– Hồ Chí Minh: Số 74 đường số 1, CityLand Park Hills, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

– Điện thoại: 024.777.06686

Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm

Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.

Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)

Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)

📍 Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.

📍 TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.

📍 Hotline: 024 7770 6686

Xin chào, tôi là Thanh Tuyền, biên tập viên nội dung của Geyser Việt Nam. Tôi luôn nỗ lực để cung cấp thông tin chất lượng và đầy đủ về máy lọc nước, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của Geyser Việt Nam để khách hàng có lựa chọn tốt nhất. Hãy phản hồi dưới bài viết nếu anh chị cần được tư vấn thêm nhé!

Bài viết liên quan

Gọi: 0936.048.321