Các khoáng chất trong nước có lợi cho sức khỏe con người
70% cơ thể con người là nước. Khoáng chất trong nước tự nhiên đóng vài trò thiết yếu trong việc cung cấp đủ dưỡng chất cho một cơ thể khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu những khoáng chất có trong nước và cách chúng tham gia vào các hoạt động sinh hóa của con người trong bài viết này.
1. Các loại khoáng chất có trong nước cần cho cơ thể
1.1. Natri
Natri là chất khoáng quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa, cân bằng điện giải và dịch cơ thể. Natri ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giữ nước hoặc mất nước của tế bào bởi nó tham gia vào cơ chế thẩm thấu tế bào, góp phần điều chỉnh huyết áp. Các thống kê cho thấy, 1 lít nước có thể cung cấp được khoảng 30% đến 45% hàm lượng natri cho cơ thể.
Xem thêm: Vai trò của nước đối với tế bào trong cơ thể con người
1.2. Canxi
Canxi tồn tại trong nước dưới dạng phân tử ion dễ dễ hấp thu hơn so với canxi có trong trong các loại thực phẩm. Canxi liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe. Khoáng chất này còn góp mặt vào quá trình đông cầm máu của cơ thể.
Ngoài ra, canxi còn ảnh hưởng đến hoạt động co cơ, đặc biệt là cơ vân, cơ tim. Bên cạnh đó, canxi góp phần vào quá trình dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tế bào thần kinh và thao gia vào rất nhiều hoạt động sống khác của cơ thể.
1.3. Magie
Magie là khoáng chất có trong nước đóng vai trò quan trọng đối với các enzym trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Magie cũng có tác dụng thúc đẩy sự canxi hoá ở xương và răng. Khoáng chất này chiếm khoảng 0.05% khối lượng cơ thể và có tác dụng làm nhịp tim ổn định, giảm nguy cơ đông máu, giảm stress.
Các loại thực phẩm như rau xanh, hải sản, ngũ cốc,… là nguồn bổ sung Magie tiêu biểu. Ngoài ra, nguồn nước có chứa khoáng chất Magie từ tự nhiên dễ dàng hấp thụ hơn các nguồn khác.
1.4. Kali
Kali giúp cân bằng thể dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ. Kali tham gia vào quá trình điều hòa, cân bằng điện giải cũng như tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Việc thiếu hụt hay dư thừa kali đều gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.
1.5. Mangan
Hàm lượng nguyên tố mangan trong cơ thể rất thấp nhưng nó có tác dụng rất lớn đối với mọi hoạt động của tế bào, cơ quan. Mangan đóng vai trò thúc đẩy sự hình thành và tổng hợp protein cấu trúc của tế bào. Nó tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào trong cơ thể, kể cả quá trình tạo huyết cầu trong tủy xương.
1.6. Sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Nó là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin của hồng cầu, có vai trò vận chuyển O2 và CO2 đi khắp cơ thể. Hơn nữa, sắt và các loại enzim có quan hệ mật thiết với nhau, góp phần vào quá trình giải phóng năng lượng cho cơ thể.
1.7. Kẽm
Nguyên tố vi lượng kẽm tham gia vào quá trình tạo máu, thúc đẩy các chuyển hóa, nhất là điều hòa lượng lipid, từ đó ngăn ngừa chứng mỡ hóa gan. Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia cấu tạo các loại enzim trong cơ thể.
2. Tầm quan trọng của khoáng chất trong nước đối với cơ thể
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các khoáng chất trong nước đối với cơ thể. Khi thiếu các khoáng chất này, cơ thể phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy cơ về sức khỏe.
- Thiếu Natri: Quá trình điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng điện giải bị rối loạn.
- Thiếu Canxi: Nguy cơ gây còi xương, loãng xương, chuột rút, mệt mỏi, đau cơ, bệnh mạch vành, huyết áp cao, máu khó đông, chậm tăng trưởng…
- Thiếu Kali: Mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh, gây suy hô hấp…
- Thiếu Mangan: Quá trình tổng hợp và sản sinh tế bào bình ảnh hưởng, có khả năng tạo ra tế bào lạ gây ung thư khi mangan thiếu hụt lâu ngày. Ngoài ra, thiếu mangan gây mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, da khô…
- Thiếu Sắt: Thiếu sắt lâu ngày có thể gây thiếu máu và kéo theo nhiều hệ lụy khác liên quan đến thiếu máu như suy tim, suy tủy rất nguy hiểm. Thiếu sắt khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, hay chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất tập trung…
- Thiếu Kẽm: Gây ra chứng chán ăn ở trẻ em, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thiếu kẽm còn là nguyên nhân gây rụng tóc, suy giảm miễn dịch, nôn, tiêu chảy…
3. Tác hại khi thiếu hụt khoáng chất có trong nước
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các khoáng chất trong nước đối với cơ thể. Khi thiếu các khoáng chất này, cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau, gây nguy hiểm:
- Cảm cúm.
- Nhiễm trùng.
- Tăng huyết áp.
- Trầm cảm.
- Lo âu.
- Rối loạn tiêu hoá.
- Loãng xương, chức năng xương giảm.
- Khớp xương, bắp thịt thường xuyên đau nhức.
Vì vậy, việc bổ sung khoáng chất cho cơ thể là rất cần thiết. Ngoài nguồn thực phẩm, chế độ ăn uống giúp cơ thể luôn khỏe mạnh còn có nguồn nước khoáng. Khoáng chất trong nước đa dạng hơn và hàm lượng cũng ít hơn nên không bị dư thừa.
Cần lưu ý rằng lượng khoáng chất nạp vào cơ thể không nên quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc khoáng chất. Ngoài ra cũng không nên bổ sung quá ít, chỉ bổ sung lượng cần thiết và cân bằng.
4. Làm sao để uống nước có khoáng chất?
Nguồn nước ăn uống hằng ngày của con người đến từ 2 nguồn chính:
- Nước uống đóng chai.
- Nước máy đã được khử trùng.
Đối với nguồn nước đóng chai thì có nhiều loại để bạn lựa chọn như: nước suối, nước tinh khiết và nước khoáng. Bạn nên phân biệt đúng và lựa chọn loại phù hợp. Còn nếu bạn sử dụng nguồn nước máy và được lọc bằng máy lọc nước. Trước khi sử dụng thì nên tìm hiểu xem máy lọc nước có khả năng giữ lại khoáng chất cho nguồn nước đầu ra hay không.
Các cơ quan và hộ gia đình thường chọn máy lọc nước nóng lạnh để sử dụng. Đầu tiên khi chọn mua loại máy lọc nước này bạn nên xác định khả năng giữ khoáng của chúng. Có rất nhiều loại máy lọc nước chỉ có khả năng lọc sạch chứ không giữ được chất khoáng tự nhiên. Thị trường hiện nay chỉ có máy lọc nước Nano là đáp ứng tốt điều này.
Nếu bạn chọn nước đóng chai thì nước khoáng là lựa chọn tốt nhất hiện nay. Dạng nước suối đóng chai cũng có lượng ít khoáng chất, tuy nhiên hàm lượng này không đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong nước. Còn dạng nước tinh khiết đóng chai thì chỉ đơn thuần là nước sạch, không có khoáng chất có lợi tồn tại.
Bạn có thể sử dụng nước khoáng đóng chai, nước giếng, nước ngầm… đã qua xử lý như trên để đảm bảo nhu cầu chất khoáng cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên sử dụng máy lọc nước ion canxi Geyser để có nguồn nước đảm bảo sạch và an toàn để cung cấp cho việc ăn uống trong gia đình.
Máy lọc nước Ion Canxi Geyser Ecotar 6 và Ecotar 8 sử dụng công nghệ lọc liên hoàn UniTECH với các lõi lọc không thể tách rời, mang đến hiệu quả lọc tối ưu. Hai loại máy lọc nước Geyser này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
- Tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhất, giúp loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất gây ung thư… nhưng đồng thời giữ lại các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể có trong nước.
- Khả năng tạo ra ion canxi Aragonite, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của cả gia đình.
- Cho nguồn nước đầu ra sạch, tránh nguy cơ tái nhiễm bẩn, cải thiện hương vị của nước.
- Thiết kế hiện đại, phù hợp với mọi không gian.
Khoáng chất có trong nước là vô cùng đa dạng và có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động sống của cơ thể con người. Hàm lượng khoáng chất trong nước dễ hấp thụ hơn và không thay thế được từ các nguồn thực phẩm khác. Để có được nguồn nước giàu khoáng chất, sử dụng máy lọc nước là cách tốt nhất.
Nếu bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc về máy lọc nước Nano Geyser, hãy liên hệ:
Máy lọc nước Geyser Ecotar: Chuẩn Khoáng – Chuẩn Kiềm
Thương hiệu Quốc tế 40 năm chuyên sâu, hàng đầu công nghệ lọc chuẩn khoáng.
Geyser Việt Nam (Minh Anh Water co.,ltd)
Đại diện độc quyền tại Đông Dương (Số Hợp đồng: No DA 1-1/24)
📍 Hà Nội: 114 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân.
📍 TP.HCM: 74 đường số 1, City Land ParkHills, Phường 10, Gò Vấp.
📍 Hotline: 024 7770 6686